SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY ẢNH SỐ VÀ MÁY ẢNH CƠ P2

Nhưng cũng chính tại thiết bị đặc biệt này mà ta thấy rõ ràng sự khác biệt giữa
phim cổ điển và kỹ thuật số. Loại phim mà chúng ta vẫn hay dùng (thường được
gọi là phim 35mm hay 135) có kích thước chiều rộng 36mm x chiều cao 24mm,
tỉ lệ hai cạnh thường được quy gọn thành 3:2. Đa phần thì các máy ảnh cơ kỹ thuật
số có cùng tỉ lệ này nhưng các máy Digital Compact Camera thường hay có tỉ lệ 4:3
giống như tỉ lệ của màn hình máy tính. Điều này gây ra sự khó chịu nhỏ khi bạn muốn
in ảnh kỹ thuật số được chụp với tỉ lệ 4:3 ra giấy vì nếu giữ đúng tỉ lệ tấm ảnh của bạn
sẽ là 115mm X 150mm, còn nếu bạn muốn giữ nguyên chiều cao 100mm thì chiều rộng
của ảnh sẽ bị ngắn lại. ‘ *
Với hệ thống máy Digital Compact bạn thường hay gặp các Sensor với kích thước nhỏ
như: 1/2.7″ hay 1/1.8”. Đối với loại máy dSLR thì kích thước của Sensor lớn hơn, ví dụ như
Nikon D2H là 23,1mm x 15,5mm, so với phim 24mm x 36mm thì tỉ lệ chênh lệch là 1,5.

 

Kết quả hình ảnh cho Nikon D2H

Đến đây ta có thể dễ dàng hiểu ngay tại sao trên các máy Digital Compact ống kính zoom
thường có các tiệu cự rất nhỏ (ví dụ như máy Minolta Z1 có zoom x10: 5,8mm – 58mm tương
đương 38 – 380mm với phim 35mm) Để quy đổi sang tiêu cự tương đương 24×36 ta phải nhân
tiêu cự gốc của máy ảnh kỹ thuật số với tỉ lệ chệnh lệnh. Chẳng hạn như ở đây tỉ lệ chênh lệch
của môt CCD 1/2.7″ là 38/5,8 = 6,55 lần.

Sự khác biệt khá quan trọng này khiến cho các ống kính vẫn được coi là góc rộng của
phim 35mm bỗng trở thành télé! Ta lấy ví dụ của máy Nikon D2H, tỉ lệ chênh lệch
là 1,5 thì tiêu cự 28mm x 1,5 = 42mm, nghĩa là gần bằng ống kính tiêu chuẩn
(Ong kính mà ta vẫn hay “gọi” là 50mm thực ra chỉ có 45mm mà thôi)  Từ đó phát sinh
ra nhu cầu dùng các ống kính góc siêu rộng, thậm chí ống kính mắt cá để  chụp với
thân máy ảnh kỹ thuật số. Chẳng hạn một loại ống kính mới của Nikon: AF-S DX
Zoom-Nikkor 17-55mm f/2.8G IF-ED (3.2x) khi dùng với Nikon D2H sẽ trở thành 25,5 – 82,5mm.

 

Nếu như với các phim phổ thông ta hay nói về nhiệt độ mầu thì tương đương trong kỹ thuật
số ta có khái niệm Cân bằng trắng (White Balance). Thường thì trong các máy ảnh kỹ thuật
số Cân bằng trắng được chỉnh tự động tuỳ theo ánh sáng môi trường để đạt tới độ trung thực
cao nhất của màu sắc nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn các chế độ ánh sáng theo ý
của mình như ánh sáng ban ngày, ánh sáng đèn dây tóc vàng, ánh sáng đèn nê-ông….

Khác với phim âm bản hay dương bản, với kỹ thuật số bạn có thể lựa chọn cấu trúc của ảnh
để lưu trữ. Có rất nhiều hình thức khác bnhau: RAW, TIFF, JPEG…Ở hai loại đầu tiên
thì hình ảnh được lưu trữ nguyên thể, không bị nén hoặc được nén với tỉ lệ thấp để đảm
bảo tính trung thực và chất lượng hình ảnh (để xử lý sau này trên máy tính), còn ở dạng JPEG
thì ảnh có thể sẽ được nén gọn lại tới 40 lần, tiện lợi cho việc gửi qua internet.

Cuối cùng là các loại Memory Card phổ biến và thông dụng hiện hành: CF MS, SD, MMD, XD,….
ưu điểm của chúng là sau khi chụp xong ảnh và lưu trữ thì bạn có thể ung dung xoá hết ảnh đi
và chụp lại từ đầu. Q Còn ký hiệu tốc độ X12 chẳng hạn thì có nghĩa là 12 X 150 kb/s = 1800 kb/s.