Các chế độ đo sáng

Chế độ đo sáng là một trong các thông số quan trọng của máy ảnh, có tầm quan trọng vô cùng lớn trong việc tạo ra những bức ảnh chất lượng. Chế độ đo sáng giúp máy ảnh đo lường độ sáng của một khu vực cụ thể trong khung hình và tính toán để điều chỉnh các thông số khác như độ sáng, khẩu độ, và thời gian chụp.

Tại sao chế độ đo sáng quan trọng

Khi chụp ảnh, chế độ đo sáng có thể ảnh hưởng đến việc quyết định độ sáng của bức ảnh. Nếu chế độ đo sáng không phù hợp với tình huống chụp, bức ảnh có thể quá sáng hoặc quá tối, không đạt được màu sắc và độ sáng như mong muốn.

Các chế độ đo sáng

Metering Modes: Evaluative, centre-weighted average, Spot (centre or linked to focusing frame) *

Tạm dịch theo tiếng Việt là Đo sáng phức hợp hay Đa điểm/ Đo sáng Trung tâm/ Đo sáng Điểm. Mỗi chức năng này sẽ cho một hiệu quả khác nhau khi chụp ảnh.

Kết quả hình ảnh chê độ đo sáng máy ảnh

Đo sáng phức hợp

Như bạn đã có thể thấy trong phần giải thích của Canon, kỹ thuật này dựa trên kết quả đo sáng của toàn bộ hình ảnh mà bạn đã khuôn hình (rất nổi tiếng với cách phân chia hình ảnh ra thành 256 vùng khác nhau) sau đó máy ảnh tính toán và so sánh kết quả với các trường hợp đã được tính toán sẵn từ trước và cho một kết quả (theo nhà chế tạo) là tối ưu cho từng trường hợp.

Cách đo sáng này rất hiệu quả khi ánh sáng cân bằng giữa chủ thể và phông nền thế nhưng nó lại không cho được kết quả chính xác khi có độ tương phản lớn hay chủ thể có bề mặt kém phản xạ (hoặc ngược lại) ánh sáng. Khi chụp ảnh sinh hoạt gia đình hay trong các trường hợp ánh sáng dịu đều thì bạn nên sử dụng cách đo sáng này.

Đo sáng Trung tâm

kỹ thuật này dựa trên kết quả tính toán về đo sáng của phần hình ảnh ở trung tâm khuôn hình mà không quan tâm đến ánh sáng ở viền ảnh. Nó có ích khi bạn biết chính xác vùng ảnh nào mình muốn ưu tiên ánh sáng. Thường thì kỹ thuật này được dùng rất hiệu quả khi bạn kết hợp với hiệu chỉnh thêm ảnh sáng “Exposure Compensation” mà NTL
sẽ nói tới ở phía dưới đây.

Đo sáng Điểm

Đây là một kỹ thuật rất khó sử dụng với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh. Nó cho phép bạn đo sáng chính xác một phần diện tích nhỏ của tấm ảnh (thường là bằng luôn phần diện tích của điểm tiêu cự tự động AF trong khuôn ngắm). Lý thuyết của nó rất đơn giản: nếu như ánh sáng tại một điểm là chính xác thì các điểm còn lại cũng sẽ chính xác. Nhưng bạn nên nhớ rằng chọn điểm đo sáng “Spot” đúng lại đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực hành đấy nhé.

Hiệu chỉnh kết quả đo sáng

“Exposure Compensation” ** là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm bắt để có được một tấm ảnh đẹp đơn giản vì ánh sáng luôn thay đổi và mỗi tình huống một khác. Nguyên tắc căn bản của nó là: bạn nhìn thấy tấm ảnh của mình chụp “Sáng” hay “Tối”?

Kết quả hình ảnh chế độ đo sáng máy ảnh

Nếu ta gọi kết quả đo sáng bằng chế độ tự động của máy ảnh là Ev (Exposure Value) thì bạn hãy
xem sơ đồ dưới đây:

-3Ev, -2Ev, -1Ev, Ev, +1Ev, +2Ev, +3Ev

Thuật ngữ chuyên môn gọi nó là “The Zone System” nhưng ta hãy tạm quên nó đi nhé. NTL
không muốn bạn rơi vào ma trận của những điều chưa cần thiết vào lúc này. Bạn có thể hình dung
rất đơn giản: từ trị số Ev ban đầu, nếu bạn tiến về phía bên phải +3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ
hoàn toàn trắng xoá, nếu bạn tiến về phía bên trái -3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ đen tuyệt đối.

Áp dụng chế độ đo sáng trong thực tế

Trong một ngày trời nắng và bạn muốn tấm ảnh của mình chụp có độ tương phản cao thì nên hiệu chỉnh Ev về phía trị số (-) âm. Cách hiệu chỉnh này cũng sẽ làm tăng độ bão hoà của mầu sắc, nghĩa là mầu trong ảnh của bạn sẽ thắm hơn, rực rỡ hơn. Khi bạn chụp đèn Flash “Fill-in” ngoài trời thì việc hiệu chỉnh -Ev sẽ làm nổi bật chủ thể rất đẹp.

Khi bạn chụp ảnh một ai đó trong bóng râm mà hậu cảnh là trời nắng chẳng hạn thì nếu như cự ly xa hơn tầm phủ của đèn flash “fill-in” thì cách tăng trị số (+) dương của Ev sẽ giúp bạn thể hiện chủ thể rõ ràng (nhưng hậu cảnh sẽ bị thừa sáng đấy nhé, hay nói một cách khác là bạn đã tăng trị số +Ev cho hậu cảnh).  Đó hoàn toàn chỉ là một ví dụ để bạn có thể hiểu dễ dàng việc hiệu chỉnh kết quả đo sáng mà thôi, bản thân nó không phải là một giải pháp hiệu quả nhất khi chụp ảnh.

Ngoài ra thì kỹ thuật hiệu chỉnh Ev này còn giúp bạn tránh được những “bẫy” ánh sáng mà ta vẫn thường xuyên gặp khi chụp ảnh.

Ví dụ: hầu hết các máy ảnh đo sáng dựa trên số phần trăm (%) phản xạ của ánh sáng từ chủ thể (quy ước là 18% tương đương với ánh sáng đúng) thế nhưng nếu bạn chụp một cánh rừng xanh nhiệt đới thì độ phản xạ này nhỏ hơn 18% tiêu chuẩn và máy ảnh tự động tăng thêm khẩu độ ánh sáng nhằm cân bằng bức ảnh của bạn, vô tình tấm ảnh của bạn bị thừa sáng “Over-exposure” *** Còn trong trường hợp bạn chụp ảnh một cảnh tuyết rơi mà mầu trắng của tuyết phản xạ ánh sáng lớn hơn 18% thì máy ảnh lại tìm cách giảm bớt khẩu độ ánh sáng “F-stop” **** và như thế tấm ảnh của bạn bị thiếu sáng “Under-exposure” ***

Kết quả hình ảnh cho đo sáng máy ảnh

Trong trường hợp thứ nhất bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số (-) âm và trong trường hợp thứ hai bạncần hiệu chỉnh Ev về trị số (+) dương.

studio.vn hy vọng với bài viết ngắn gọn này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những kỹ thuật căn bản nhất của máy ảnh. Nó được áp dụng cho tất cả các loại máy ảnh hiện hành. Nếu bạn thấy có phần nào chưa rõ ràng và chính xác thì phản ánh lại với mình nhé.