Đăng ký thương hiệu

Thương hiệu chính là nguồn tài sản vô giá, có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng cả về uy tín lẫn chất lượng dịch vụ. Đăng ký thương hiệu là một quá trình rất quan trọng trong việc bảo hộ thương hiệu, bởi nếu không đăng ký thương hiệu sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị mất trắng thương hiệu mà mình đã dồn hết tâm huyết vào đó.

1. Đăng ký thương hiệu là gì?

Chắn hẳn thuật ngữ này không còn xa lạ với nhiều người khi muốn bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình. Vậy đăng ký thương hiệu là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1.1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là biểu tượng, tên, ký hiệu, hình ảnh, hoặc những đặc điểm khác đại diện cho sản phẩm, dịch vụ, hoặc công ty. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức và giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp, là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh. 

1.2. Đăng ký thương hiệu là gì?

Một chiến lược thương hiệu thành công có thể góp phần tạo ra niềm tin và sự trung thành từ phía khách hàng, đồng thời mang lại lợi nhuận và tăng trưởng doanh số. Đăng ký thương hiệu chính là thủ tục xác lập quyền sở hữu thương hiệu, được sự bảo hộ của pháp luật.

1.3. Đăng ký thương hiệu để làm gì?

Đăng ký thương hiệu giúp bảo vệ doanh nghiệp, cá nhân trong những rủi ro về kinh doanh như ăn cắp chất xám, ăn cắp bản quyền. Thủ tục đăng ký thương hiệu giúp cho doanh nghiệp, cá nhân được sự bảo hộ về mặt pháp lý. Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu còn giúp công bố sản phẩm rộng rãi đến với khách hàng và người tiêu dùng.

2. Lợi ích khi đăng ký thương hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân quá tập trung vào phát triển thương hiệu mà quên mất đi việc đăng ký thương hiệu có vai trò to lớn như thế nào. Dưới đây là những lợi ích khi đăng ký thương hiệu.

2.1. Được pháp luật bảo vệ

Chắc chắn một trong những lợi ích tuyệt vời của việc đăng ký thương hiệu là được sự bảo hộ về mặt độc quyền của sản phẩm. Nếu có những kẻ gian muốn ăn cắp chất xám của doanh nghiệp hay cá nhân bạn, những việc làm đó sẽ bị pháp luật xử lý vì bạn đã là chủ của thương hiệu đó rồi.

2.2. Quảng bá sản phẩm

Việc đăng ký thương hiệu sẽ là nền tảng vững chắc của các công việc tiếp thị sản phẩm sau này. Đây là cách hữu hiệu để quảng bá các thương hiệu sản phẩm. Việc người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi sử dụng những sản phẩm của những thương hiệu được bảo hộ là điều chắc chắn, đặc biệt là những sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.

2.3. Tăng vị thế cạnh tranh

Việc đăng ký thương hiệu giúp cho những chiến lược tiếp thị sản phẩm ra công chúng được dễ dàng và nhiều người đón nhận hơn. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu, tăng doanh số bán hàng.

3. Nguyên tắc khi đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu cũng trải qua rất nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi đăng ký thương hiệu.

3.1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng khi có nhiều người cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu. Trong trường hợp này, chỉ đơn nào đáp ứng được các điều kiện và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mới được cấp văn bằng bảo hộ.

3.2. Nguyên tắc quyền ưu tiên khi xét đơn yêu cầu bảo hộ

Là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước thành viên của Công ước Paris, hoặc cư trú và có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris.

Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris và đơn đó phải chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.

Đơn đăng ký phải được nộp trong thời hạn từ ngày nộp đơn đầu tiên: 6 tháng cho đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp, 12 tháng cho đơn đăng ký sáng chế.

Trong đơn đăng ký, người nộp đơn phải rõ ràng nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và cần phải nộp bản sao đơn đầu tiên khi nộp tại nước ngoài, có xác nhận từ cơ quan nhận đơn đầu tiên.

Người nộp đơn cần nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

4. Những lỗi sai cơ bản khi đăng ký thương hiệu

Trong quá trình đăng ký thương hiệu, các doanh nghiệp, cá nhân rất dễ bị mắt những lỗi sao cơ bản dưới đây

4.1. Không phân biệt được thương hiệu, nhãn hiệu, logo

Nên nhớ cả ba công việc này hoàn toàn khác nhau và thủ tục đăng ký cũng khác nhau. Nhãn hiệu của doanh nghiệp phải có dấu hiệu nhận biết, logo không được trùng với một logo của thương hiệu khác. Nhãn hiệu được sử dụng dưới dạng pháp lý, còn thương hiệu được sử dụng trong quảng cáo, thương mại và quản trị doanh nghiệp.

4.2. Thực hiện sai quy trình đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu đầu tiên là vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp tục quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhưng có những doanh nghiệp sai lầm khi kinh doanh rất lâu mới tìm đến để đăng ký thương hiệu. 

Hậu quả là thương hiệu nhiều khi đã được đăng ký trước, chính doanh nghiệp lại trở thành người lấy cắp chất xám, có thể bị kiện ngược lại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Cho nên, vấn đề này là cực kỳ nghiêm trọng, nãy đăng ký thương hiệu dàng sớm càng tốt

4.3. Các vấn đề khác

Có những lỗi sai cơ bản khác khi đăng ký thương hiệu như tính phí bị sai so với bảng lệ phí nhà nước, phân nhóm sản phẩm bị sai, trả lời các câu hỏi liên quan đến thương hiệu như về mặt hình thức và về mặt nội dung không đúng trọng tâm là những lý do lớn nhất khiến việc đăng ký thương hiệu bị từ chối.

5. Cách đăng ký thương hiệu

Trong những năm gần đây, các khái niệm như thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp không còn xa lạ. Mặc dù vậy, việc quyết định xây dựng thương hiệu cá nhân hay thương hiệu doanh nghiệp vẫn là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

5.1. Cách đăng ký thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân ngày càng trở thành một hình thức tiếp thị mới, tập trung vào việc áp dụng chiến lược để thúc đẩy những đặc điểm cá nhân chính của một người (như tính cách, năng lực, và nhiều yếu tố khác). Phương pháp này thường được ưa chuộng bởi các cá nhân nổi tiếng như chính trị gia, doanh nhân, nghệ sĩ, người ảnh hưởng, nhằm tạo ra sự hòa nhập, ủng hộ hoặc tiếng nói riêng biệt trong cộng đồng.

  • Ưu điểm:

Linh hoạt: Xây dựng thương hiệu cá nhân mang lại sự linh hoạt, cho phép sử dụng tên của chủ sở hữu để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. 

Thu hút sự quan tâm: Thương hiệu cá nhân thu hút sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng và phù hợp với nghệ sĩ, tác giả, diễn giả,…

  • Nhược điểm:

Phụ thuộc vào liên kết với thương hiệu doanh nghiệp: Để hỗ trợ các hoạt động của mình, bạn cần phải liên kết với các thương hiệu doanh nghiệp, điều này có thể tạo ra sự phụ thuộc và ảnh hưởng bởi các quyết định của đối tác.

Hiệu quả không cao: Phương pháp này có thể không đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh và tạo ra ảnh hưởng lớn.

5.2. Cách đăng ký thương hiệu doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự nhận biết cho doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Thương hiệu là cách mà khách hàng nhận diện và trải nghiệm doanh nghiệp của bạn. Việc tạo ra một thương hiệu mạnh không chỉ là việc đặt một cái tên, mà còn phản ánh trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. 

Ưu điểm:

  • Xây dựng danh tiếng: Tạo ra một tên doanh nghiệp và phát triển danh tiếng cho toàn bộ công ty.
  • Chuyển nhượng dễ dàng: Thương hiệu doanh nghiệp thường dễ chuyển nhượng hơn so với thương hiệu cá nhân, giúp bảo tồn giá trị khi có sự thay đổi chủ sở hữu.
  • Định vị từ đầu: Giúp định vị doanh nghiệp ngay từ bước khởi đầu, xác định rõ vị thế và giá trị cốt lõi.
  • Nhược điểm:
  • Chi phí và thời gian: Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn so với việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Thiếu sự linh hoạt: Thương hiệu doanh nghiệp không mang tính linh hoạt hay dễ thay đổi, đòi hỏi sự đồng bộ và khó khăn khi muốn rẽ hướng hoàn toàn.

6. Đơn vị đăng ký thương hiệu uy tín

6.1. Tiêu chí lựa chọn đơn vị đăng ký thương hiệu uy tín

  • Danh tiếng: Uy tín của đối tác đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt khi sự tin tưởng là yếu tố chính trong quan hệ với khách hàng. Việc ưu tiên chọn lựa các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu có danh tiếng cao trong ngành là quan trọng, đặc biệt là những đơn vị được đánh giá tích cực từ cộng đồng người sử dụng.
  • Đảm bảo chất lượng: Dịch vụ cam kết cung cấp đăng ký nhãn hiệu với độ tin cậy và uy tín cao, đảm bảo rằng mọi thủ tục đăng ký được thực hiện chính xác và đầy đủ để đạt được kết quả tối ưu.
  • Bảo mật quyền lợi toàn diện: Công ty cam kết bảo vệ thông tin của khách hàng và đảm bảo quyền lợi của họ trong suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu. Mọi thông tin của khách hàng được giữ kín đáo và chỉ tiết lộ khi có yêu cầu hợp pháp.
  • Sự hỗ trợ: Đội ngũ nhân viên của công ty luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, giải đáp mọi thắc mắc và đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu của khách hàng

6.2. Tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Studio.vn

Tại Studio.vn, chúng tôi đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một đơn vị đăng ký thương hiệu uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi đã thành lập Studio.vn với mục tiêu cung cấp những dịch vụ xuất sắc nhất cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên chúng tôi có kinh nghiệm sâu rộng và chuyên môn cao, kết hợp với quy trình làm việc minh bạch, đảm bảo mang đến sự an tâm tuyệt đối khi bạn chọn Studio.vn. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trên mọi hành trình.